Giao dịch theo xu hướng (Trend Following) là một trong những chiến thuật giao dịch an toàn nhất. Chính vì thế, các mô hình giá tiếp diễn xu hướng là một trong những tín hiệu quan trọng để trader vào lệnh giao dịch theo xu hướng chính của thị trường.

Mô hình giá tiếp diễn xu hướng lá cờ (Flag)

Mẫu hình lá cờ là một mẫu hình thường gặp trong hầu hết các thị trường có thể kể đến như thị trường chứng khoán, thị trường forex, thị trường vàng hay thị trường tiền điện tử,…Đây là một mẫu hình khá thông dụng và có tỉ lệ thành công khá cao đối với những trader giao dịch thuận xu hướng.

Các thành phần cấu tạo nên mẫu hình lá cờ

  • Một xu hướng rõ ràng trước đó: Để có một mô hình tiếp diễn, cần có một xu hướng thật rõ ràng và thuyết phục trước đó. Xu hướng có thể tăng hoặc giảm kèm theo một khối lượng lớn. Đây thường là giai đoạn đầu tiên của một xu hướng trong dài hạn và mẫu hình lá cơ đơn thuần chỉ là một nhịp “nghỉ ngơi”.
  • Cột cờ: Là khoảng cách từ ngưỡng kháng cự/hỗ trợ đầu tiên tới đỉnh cao nhất/đáy thấp nhất của xu hướng. Đỉnh/đáy đó cần phải phã vỡ đường xu hướng ban đầu
  • Lá cờ: Có dạng một hình chữ nhật nhỏ dốc ngược lại so với xu hướng ban đầu. Nếu xu hướng tăng thì lá cờ dốc xuống, nếu xu hướng giảm thì lá cờ dốc lên. Thời gian hình thành lá cờ thường hơi ngắn để thật sự hình thành một đỉnh hay đáy nào đó khác, hành động giá lúc này chỉ cần nằm trong khoảng hai đường xu hướng song song là được.

Mô hình lá cờ tiếp diễn xu hướng tăng (Bull Flag)

bullflag 1

Cách giao dịch mẫu hình là cờ tiếp diễn xu hướng tăng

Cách giao dịch mô hình cờ tăng giá (Bull flag)

  • Điểm đặt sltoploss (dừng lỗ) : Điểm dừng lỗ tốt nhất cho trường hợp tăng giá là đáy thấp nhất được tạo trong lá cờ.
  • Điểm vào lệnh: Mua khi giá phá vỡ lên trên đường kháng cự của lá cờ (cạnh trên của lá cờ).
  • Điểm chốt lời (mục tiêu giá) : Là chiều dài của cột cờ, đo từ điểm phá vỡ lên trên

Mô hình lá cờ tiếp diễn xu hướng giảm (Bear Flag)

Cách giao dịch mẫu hình tiếp diễn xu hướng giảm (Bear Flag)

Cách giao dịch mẫu hình tiếp diễn xu hướng giảm (Bear Flag)

 

Cách giao dịch mô hình cờ giảm giá (Bear flag)

  • Điểm đặt sltoploss (dừng lỗ) : Điểm dừng lỗ tốt nhất cho trường hợp giảm giá là đỉnh cao nhất được tạo trong lá cờ.
  • Điểm vào lệnh: Bán khi giá phá vỡ xuống dưới đường hỗ trợ của lá cờ (cạnh dưới của lá cờ).
  • Điểm chốt lời (mục tiêu giá) : Là chiều dài của cột cờ, đo từ điểm phá vỡ xuống dưới.

Mô hình giá tiếp diễn xu hướng cờ đuôi nheo (Pennant)

Mô hình cờ đuôi nheo về cơ bản không khác gì so với mô hình cờ bình thường, điểm khác biệt chính là ở hình dạng là cờ. Hình dạng lá cờ của mô hình này gần như là 1 tam giác cân thay vì là hình như nhật như mẫu hình cờ bình thường.

Theo đó việc giao dịch mẫu hình cờ đuôi nheo hoàn toàn tương tự mẫu hình bull flag đề cập ở phía trên.

Cờ đuôi nheo tiếp diễn xu hướng tăng (Bullish Pennant)

Mẫu hình cờ đuôi nheo giảm giá (Bearish pennant)

Mẫu hình cờ đuôi nheo giảm giá (Bearish pennant)

Cờ đuôi nheo tiếp diễn xu hướng giảm (Bearish Pennant)

Mẫu hình cờ đuôi nheo giảm giá (Bearish pennant)

Mẫu hình cờ đuôi nheo giảm giá (Bearish pennant)

Có thể bạn quan tâm

Mô hình giá tiếp diễn xu hướng cái nêm (Wegde)

Mô hình Cái nêm – Wedges là một hình tam giác có đường kháng cự và đường hỗ trợ di chuyển hội tụ tại phía phải của mô hình. Đối ngược với mô hình tam giác, nếu là mô hình nêm tăng – Rising Wedge – sẽ có 2 đường kháng cự và hỗ trợ dốc lên, nếu là mô hình nêm giảm – Falling Wedge – sẽ có 2 đường hỗ trợ và kháng cự dốc xuống.

Mô hình cái nêm tăng xuất hiện trong xu hướng giảm (Bearish Rising Wegde)

Mô hình Nêm tăng – Rising Wedge có thể xuất hiện trong suốt 2 giai đoạn riêng biệt: sau 1 xu hướng tăng mạnh mẽ và sau đó giảm, hoặc là hoặc là một giai đoạn tích lũy ngược xu hướng sau 1 xu hướng giảm dài. Phần Nêm tăng xuất hiện sau 1 giai đoạn tăng mạnh mẽ và sau đó giảm lại sẽ tạo thành 1 chóp gọi là điểm cực và sau 1 khoảng đi xuống từ điểm cực, giá lại được đẩy trở về vị trí điểm cực đó. Khi giá phá vỡ đường hỗ trợ dốc lên bên dưới của mô hình Nêm tăng thì giá sẽ giảm.

Theo thống kê thì có tới 69% khả năng phá xuống dưới của nêm tăng và chỉ có 31% khả năng phá lên trên.

Giao dịch với mô hình cái nêm tăng

Giao dịch cái nêm tăng (Rising Wedge)

Giao dịch cái nêm tăng (Rising Wedge)

Mô hình cái nêm giảm xuất hiện trong xu hướng tăng (Bullish Falling Wedge)

Ở chiều hướng ngược lại, mô hình Nêm giảm xuất hiện ở 2 trường hợp riêng biệt: trường hợp đầu xuất hiện sau 1 giai đoạn giảm giá mạnh mẽ và sau đó tăng lên, trường hợp thứ 2 như là 1 thời kì tích lũy giá theo xu hướng ngược xu hướng chính sau 1 đoạn dài của xu hướng tăng. Phần nêm xuất hiện sau 1 giai đoạn tăng giá mạnh và sau đó tăng lên tạo thành 1 đỉnh gọi là cực điểm và sau 1 khoảng di chuyển xuống từ cực điểm, giá được cố gắng đẩy về vị trí cực điểm cũ. Nếu giá sẽ phá vỡ đường kháng cự dốc xuống ở trên thì kỳ vọng giá sẽ tăng cao hơn.

32% khả năng phá xuống dưới nêm giảm và 68% khả năng phá lên trên nêm giảm.

Giao dịch mô hình cái nêm giảm

Giao dịch với mô hình nêm giảm (Falling Wedge)

Giao dịch với mô hình nêm giảm (Falling Wedge)

Trên đây mà một số mô hình giá tiếp diễn xu hướng tăng tiêu biểu cho khả năng thành công cao mà mọi trader giao dịch theo xu hướng nên biết để tối đa hóa lợi nhuận dựa theo mục tiêu giá và mức dừng lỗ của mô hình giá. Để giao dịch thành công hơn với các mẫu hình tiếp diễn xu hướng tăng, Trader nên kiên nhẫn chờ đợi mẫu hình xác nhận hoặc theo dõi volume giao dịch tại điểm phá vỡ.