Nến nhật là gì? Một số mô hình nến nhật Trader cần biết
Nến nhật là gì?
Khái niệm về nến Nhật
Nến Nhật thể hiện sự dịch chuyển của giá trong một khung thời gian nhất định. Nó giúp chúng ta định hình được những bước tiến hay lùi của thị trường thông qua giá mở cửa và đóng cửa của mỗi cây nến. Nến nhật là một trong những yếu tố thiết yếu nhất của phân tích kỹ thuật, nhờ vào nến nhật Trader có thể xác định các vùng hỗ trợ kháng cự cũng như phân tích xu hướng và đọc hành động giá.
Cấu tạo của nến Nhật
Một nến Nhật gồm có: thân nến và bóng nến, hai thành phần này lại được hình thành bởi 4 mức giá trong một khung thời gian của nến. Thân nến được hình thành bởi giá mở cửa và giá đóng cửa, bóng nến được hình thành bởi giá cao nhất và giá thấp nhất. Nến Nhật có hai màu xanh và đỏ. Nến xanh biểu thị cho giá tăng (giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa). Nến đỏ biểu thị cho giá giảm (giá đóng cửa thấp hơn giá đóng cửa).
Đọc nến Nhật qua cấu tạo của nến
Để xem xét sức mạnh mua hoặc bán thông qua nến nhật ta cần chú ý phần thân nến và bóng nến (hay còn gọi là râu nến). Nếu bóng nến ngắn (hoặc gần như không có bóng nến), thân dài chứng tỏ bên mua (phe bò) đang kiểm soát thị trường và có thể tiếp tục đẩy giá lên cao. Ngược lại nếu râu nến dài, thân nến ngắn. Chứng tỏ phe bò đang chịu áp lực bán từ bên bên bán (phe gấu). Thể hiện sự thất bại trong việc đẩy giá lên cao của phe bò.
- Khung thời gian (Time Frame) trong trading là gì?
- Khái niệm và phương pháp xác định hỗ trợ / kháng cự (Support / Resistance)
- Insidebar là gì? chiến thuật giao dịch theo Inside bar
- Hệ thống giao dịch là gì? Làm sao để xây dựng hệ thống giao dịch?
- Xu hướng là gì? Phương pháp giao dịch theo xu hướng
- Pinbar là gì? Các phương pháp giao dịch theo Pinbar phổ biến nhất
Đồ thị nến Nhật là gì
Đồ thị nến Nhật là một biểu đồ giá của một loại tài sản, chứng khoán, tiền điện tử do nhiều nến Nhật xếp lại với nhau tạo thành. Tùy vào khung thời gian chúng ta đang xem xét, sự sắp xếp cũng như hình dạng của các cây nến Nhật sẽ khác nhau. Nếu bạn xem biểu đồ D1 thì mỗi cây nến sẽ biểu thị giá đóng, mở, cao nhất, thấp nhất trong một ngày ngày. Nếu bạn đang xem biểu đổ với khung thời gian H1 (một giờ) thì nến Nhật sẽ biểu thị giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất trong một giờ đồng hồ. Một ngày có 24h thì sẽ xuất hiện 24 cây nến xuất hiện trên khung thời gian H1.
Các khung thời gian phổ biến nhất trên đồ thị nến nhất là H1, H4, D1, W1,…Tùy vào phong cách giao dịch cũng như tầm nhìn đầu tư mà mỗi trader sẽ chọn cho mình những khung thời gian phù hợp. Ví dụ, nhà đầu tư giao dịch trong ngày sẽ sử dụng các khung M15 (15 phút), H1 (1 giờ). Các nhà đầu tư trung hạn sẽ thường xem biểu đồ ngày (D1), trong khi đó biểu đồ nến Nhật với khung thời gian W1 (1 tuần) sẽ được các nhà đầu tư dài hạn xem xét.
Dưới đây là ví dụ về đồ thị nến Nhật của đồng Bitcoin trên khung thời gian D1. Mỗi cây nến trên đồ thị biểu thị cho một ngày giao dịch của các nhà đầu tư với đồng tiền điện tử Bitcoin. Chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng lý thuyết này cho các tài sản khác và tỷ giá tiền ảo của nhiều đồng coin khác.
Mô hình nến đảo chiều thường gặp
Mô hình nến đảo chiều cho chúng ta biết xu hướng tạm thời có thể sắp sửa kết thúc và thị trường chuẩn bị tiếp tục xu hướng chính trước đó hoặc có thể sẽ đảo chiều cả một xu hướng chính. Những mô hình nến này cũng là một thành phần không thể thiếu trong đại đa số các hệ thống giao dịch.
Mô hình nến tăng giá (Bullish Candlestick)
Nến nhấm chìm tăng (Bullish Engulfing)
Mô hình nến nhấn chìm tăng (Bullish Engulfing) là khi giá đang trong xu hướng giảm (hoặc một xu hướng hồi) và có sự xuất hiện của một cây nến xanh cao hơn nến đỏ phía trước. Cây nến xanh này có giả mở cửa và giá đóng cửa cao hơn giá cao nhất và thấp nhất của nến đỏ phía trước. Chúng ta có thể hình dung một cách đơn giản là cây nến nhấn chìm này sẽ đóng cửa cao hơn hẳn cây nến đứng liền trước đó với một thân nến dài và ít bóng nến.
Mô hình nến búa (Hammer)
Mô hình nến búa là khi xuất hiện một cây nến với râu dài phía dưới và thân nhỏ giống hình cái búa. Nến này có thể màu đỏ hoặc màu xanh. Để chắc chắn anh em có thể chờ thêm một cây nến nữa để xác nhận. Cây nến xác nhận có màu xanh và giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa của nến búa.
Mô hình Búa ngược (Inverted Hammer)
Mô hình nến Sao Mai (Morning star)
Mô hình Morning Star bao gốm:
- Nến giảm giá lớn (phiên 1)
- Nến tăng giá nhỏ hoặc giảm giá (phiên 2)
- Nến tăng giá lớn (phiên 3)
Ý nghĩa của mô hình nến sao mai: Vào phiên giao dịch 1, xu hướng giảm giá thường tạo ra mức thấp mới. Phiên thứ 2 bắt đầu với một khoảng cách giảm xuống, tuy nhiên, giá không bị đẩy thấp hơn nhiều. Phiên thứ 2 khá nhỏ và có thể tăng, giảm hoặc trung tính. Phiên thứ 3 bắt đầu với một khoảng cách tăng lên và thị trường có thể đẩy giá lên cao hơn nữa, loại bỏ những tổn thất của phiên 1.
Mô hình nến giảm giá (Bearish Candlestick)
Mô hình nến nhấn chìm giảm (Bearish Engulfing)
Ngược lại với mô hình nến nhấn chìm tăng, mô hình nến nhấn chìm giảm (Bearish Engulfing) xuất hiện có thể đảo chiều một xu hướng giảm thành tăng. Cây nến nhấn chìm giảm giá có thân nến dài, ít bóng nến đóng cửa bao trùm cây nến trước nó nhưng ở chiều giảm chứ không phải chiều tăng (nghĩa là nhấm chìm xuống phía dưới của biểu đồ).
Mô hình Sao Hôm (Evening star)
Mô hình Sao băng (Shooting star)