Nhắc đến hành động giá hay Price Action thì pin bar là một mẫu hình nến điển hình và luôn cho chúng ta những cơ hội giao dịch tuyệt vời. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn một vũ khí khác không kém phần uy lực đó chính là inside bar, đây là một mô hình nến tương đối phổ biến và được các trader chuyên nghiệp sử dụng nhiều khi giao dịch theo Price Action (PA).

Inside bar là gì ?

Mẫu hình inside bar là 1 mẫu hình là sự hình thành của 2 thanh nến liền kề nhau mà ở đó chúng ta thấy được cây nến sau nằm gọn trong phạm vi giá cao nhất và giá thấp nhất của cấy nến trước đó. Nó có thể nằm ở phần trên, phần giữa hoặc phần dưới của cây nến trước đó (mother bar hay nến mẹ). Có một số trường hợp mà cả 2 cây nến có giá cao nhất và giá thấp nhất bằng nhau cũng được những trader “thoáng hơn” cho là inside bar.

Inside bar là gì ?

Inside bar là gì ?

Inside bar cho thấy market đang ở trong một trạng thái tích lũy. Một inside bar trên chart D1 (daily) sẽ giống như một mẫu hình tam giác trong các khung thời gian nhỏ hơn như H1 hay M30. Nó thường có sự di chuyển mạnh mẽ sau khi “dừng” để tích lũy. Tuy nhiên nó cũng có thể hình thành nên 1 điểm đảo chiều và đóng vai trò như 1 tín hiệu quay đầu tại ngưỡng cản hoặc hỗ trợ.

Cách giao dịch với inside bar là gì ?

Inside bar có thể được giao dịch hướng theo trend khi thị trường có trend. Khi giao dịch như vậy thì nó được gọi là Inside bar phá vỡ. Nó cũng có thể được giao dịch ngược trend từ các điểm quan trọng trên chart và khi đó nó được gọi là Insidebar đảo chiều.

Cách cơ bản nhất để vào thị trường khi có Insidebar là dùng lệnh chờ stop tại high hoặc low của mother bar. Điểm stoploss có thể đặt tại đầu kia của mother bar hoặc 50% mother bar khi nó lớn hơn nhiều so với mức bình thường.

Có thể bạn quan tâm

Giao dịch với inside bar trong thị trường có xu hướng

Ở biểu đồ ví dụ bên dưới, thị trường đang trong một downtrend khá mạnh, vì vậy các điểm phá vỡ mẫu hình inside bar được xem là tín hiệu sell.

Giao dịch với inside bar trong xu hướng giảm

Giao dịch với inside bar trong xu hướng giảm

Một ví dụ khác về giao dịch với inside bar trong thị trường uptrend. Thị trường đang có trend tăng, nên mẫu hình inside bar được xem là tín hiệu buy. Để ý rằng trong 1 trend mạnh như thế, bạn sẽ thấy nhiều mẫu hình inside bar hình thành tạo ra nhiều cơ hội để gia nhập thị trường với xác xuất thành công cao.

Giao dịch với inside bar trong xu hướng tăng

Giao dịch với inside bar trong xu hướng tăng

Giao dịch inside bar ngược trend từ mức giá quan trọng

Ở ví dụ dưới đây chúng ta có 1 mẫu hình inside bar ngược trend daily. Ở trường hợp này giá quay lại test ngưỡng hỗ trợ quan trọng hình thành nên 1 pin bar quay đầu theo sau là mô hình inside bar đảo chiều.

Inside bar tại ngưỡng hỗ trợ quan trọng

Inside bar tại ngưỡng hỗ trợ quan trọng

Giao dịch với inside bar cần chú ý điều gì ?

  • Khi mới bắt đầu giao dịch, có thể dễ dàng sử dụng inside bar theo trend daily. Giao dịch inside bar đảo chiều tại mức quan trọng cần nhiều kinh nghiệm và thời gian để thuần thục.
  • inside bar hoạt động tốt nhất trên chart daily. Trên các khung thời gian nhỏ hơn có rất nhiều inside bar và chúng hầu như vô nghĩa và tạo nên nhiều sự phá vỡ giả.
  • Có thể có nhiều inside bar trong cùng 1 mother bar. Đôi khi bạn thấy 2,3 thậm chí 4 inside bar trong cùng 1 mother bar. Điều này có nghĩa là thị trường sau 1 thời gian tích lũy lâu thường sẽ dẫn đến 1 sự phá vỡ mạnh mẽ.
  • Inside bar thường cho 1 tỉ lệ R:R tốt vì nó có điểm stoploss rất sát và giá thường phá vỡ mạnh mẽ ra khỏi mẫu hình.