Nếu bạn là một trader mới tham gia thị trường và theo trường phái phân tích kỹ thuật thì việc tìm hiểu các chỉ báo kỹ thuật (Indicators) là một điều vô cùng quan trọng. RSI là một trong những chỉ báo kỹ thuật tương đối quan trọng và được rất nhiều pro trader trên thế giới sử dụng để giao dịch cho nhiều thị trường khác nhau. Nếu bạn hiểu được cách sử dụng RSI và kết hợp với các phân tích về hành động giá, mô hình giá và các mức hỗ trợ kháng cự quan trọng thì nó sẽ trở nên vô cùng lợi hại.

RSI là gì?

RSI là ghi tắt của Relative Strength Index – chỉ số sức mạnh tương đối. RSI được phát triển bởi ông J.Welles Wilder và RSI được dùng như một chỉ báo đo dao động giúp đo lường tốc độ và sự thay đổi của biến động giá. RSI dao động trong biên độ từ 0 đến 100 để đo lường sự quá mua – overbought – và quá bán – oversold – của thị trường.

Theo lý thuyết của ông Wilder, khi RSI nằm dưới mức 30, nó cho biết thị trường đang trong tình trạng quá bán – oversold , nếu RSI nằm trên mức 70, nó cho biết thị trường đang trong tình trạng quá mua – overbought. Khi tình trạng quá mua hoặc quá bán diễn ra, thị trường được kỳ vọng sẽ đảo chiều theo hướng ngược lại. Xem thêm định nghĩa tại đây.

Công thức tính của RSI

RSI = 100 – 100 / (1 + RS)

Trong đó RS = Mức tăng trung bình của số kỳ tăng trong một giao đoạn thời gian được chọn / Mức giảm trung bình của số kỳ giảm trong một giao đoạn thời gian được chọn.

Cách sử dụng RSI để giao dịch

Giao dịch theo các vùng quá mua và quá bán

Đây là một trong những phương pháp giao dịch theo xu hướng sử dụng RSI đơn giản và hiệu quả nhất. Đầu tiên chúng ta cần xác định xu hướng chính của thị trường là tăng hay giảm sau đó đợi RSI vượt lên vùng 70, thể hiện sự quá mua – overbought – trên thị trường, sau đó cắt xuống trở lại để bán ra, hoặc đợi RSI vượt xuống dưới vùng 30, thể hiện sự quá bán – oversold – trên thị trường, sau đó cắt lên trở lại để mua vào.

Tuy nhiên có một số trường hợp mặc dù RSI đã chạm các mức quá mua quá bán nhưng giá vẫn có thể tiếp tục tăng hoặc giảm, chúng ta cần kiên nhẫn chờ đợi các tín hiệu đảo chiều trên các khung thời gian nhỏ hơn hoặc xem giá có đang nằm trong vùng hỗ trợ kháng cự quan trọng nào không.

Cách sử dụng RSI đơn giản

Cách sử dụng RSI đơn giản

Ở vụ này, chúng ta đã xác định xu hướng chính đang là uptrend, nhiệm vụ của chúng ta là chờ các đợt điều chỉnh để thực hiện các lệnh mua vào. Chúng ta kiên nhẫn chờ đợi RSI chạm các mức quá bán (vùng 30) sau đó mua vào.

Có thể bạn quan tâm

Cách sử dụng RSI phân kỳ để tìm dấu hiệu đảo chiều xu hướng

Sử dụng phá vỡ đỉnh đáy của RSI

Trong một xu hướng giảm, RSI thường sẽ chạm vào các vùng quá bán (vùng 30) nếu tại vùng này xảy ra các tín hiệu sau thì chúng ta sẽ có 1 tín hiệu tăng giá:

  • RSI vượt ngưỡng 30
  • RSI cắt lên lại ngưỡng 30
  • RSI quay đầu giảm tiếp nhưng không chạm lại ngưỡng 30 mà lại tạo 1 đáy cao hơn đáy cũ
  • RSI phá đỉnh gần nhất
RSI tạo tín hiệu tăng giá

RSI tạo tín hiệu tăng giá

Ngược lại, chúng ta sẽ cần thỏa mãn các điều kiện sau để có một tín hiệu giảm giá:

  • RSI vượt ngưỡng 70
  • RSI cắt xuống lại ngưỡng 70
  • RSI tăng lên lại nhưng không chạm lại ngưỡng 70 mà lại tạo 1 đỉnh thấp hơn đỉnh cũ
  • RSI phá đáy gần nhất
RSI phá vỡ tạo tín hiệu SELL

RSI phá vỡ tạo tín hiệu SELL

Sử dụng phân kỳ

Khi ở cuối chu kỳ tăng hoặc giảm giá, cách sử dụng RSI đúng đắn sẽ trở nên cực kỳ lợi hại bởi nó giúp chúng ta phát hiện ra những tín hiệu cho thấy động lực của thị trường đã giảm dần (tín hiệu đảo chiều xu hướng). Ở những giai đoạn này chúng ta sẽ thấy những dấu hiệu mà ở đó sự dịch chuyển của đường giá đi ngược lại với sự dịch chuyển của chỉ báo RSI.

Đây chính là tín hiệu phân kỳ, phương pháp giao dịch theo phân kỳ này cũng cho tỉ lệ chính xác khá cao. Nếu bạn chưa biết phương pháp này thì có thể tham khảo thêm.

Trên đây là một số chia sẻ của mình về giải thích RSI là gì và một số cách sử dụng RSI để giao dịch hiệu quả hơn. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn để trở thành 1 pro trader trong phân tích kỹ thuật