Web3 là gì? Tiềm năng phát triển của Web3 trong tương lai
Hiện tại toàn thế giới đang sử dụng Web trên mạng Internet, tuy nhiên Web2 cũng đang tồn tại khá nhiều hạn chế như các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu dữ liệu, kiểm duyệt và bảo mật tiếp tục diễn ra trên Internet. Điều đó đã thúc đẩy việc hình thành khái niệm về một phiên bản mới tối ưu hơn có tên là Web3. Phiên bản Internet tối tân này ứng dụng kết hợp công nghệ blockchain, trí tuệ nhân tạo và thực tế tăng cường (AR). Web3 đang được cư dân mạng đồn thổi là công nghệ của tương lai, vậy thực tế thì Web3 là gì? và nó có khả năng thay thế hoàn toàn Web2 mà loài người đang sử dụng hay không?
Giới thiệu chung về Web
Web1 ra mắt thế giới lần đầu tiên mới tên gọi World Wide Web. Nhưng theo thời gian, khi công nghệ cải tiến và nhu cầu của người dùng phát triển không ngừng thì việc thay đổi và phát một phiên bản web cao hơn là điều tất yếu.
Web1 cho phép xem nội dung và tương tác đơn giản. Web2, ra đời một phần bởi sự bùng nổ của điện thoại thông minh và truy cập Internet di động, cho phép người dùng xem và tạo nội dung của riêng mình. Giờ đây, một khái niệm mới về web của tương lai có tên là Web3 đã xuất hiện. Phiên bản mới nhất này của Internet được kỳ vọng sẽ cho phép người dùng không chỉ xem và tạo nội dung cũng như dữ liệu mà còn sở hữu nó.
Lịch sử các phiên bản web
Mặc dù có sự thay đổi và phát triển liên tục nhưng hiện tại vẫn đang tồn tại hai phiên bản web chính là Web1 và Web2
Web1 là gì?
Web1 – còn được biết đến là Web 1.0 là phiên bản Internet ban đầu. Web1 được tạo thành từ các trang HTML tĩnh – ngôn ngữ định dạng của web vào thời điểm đó – hiển thị thông tin online. Web1 chạy trên cơ sở hạ tầng hoàn toàn phi tập trung – bất kỳ ai cũng có thể lưu trữ một máy chủ, xây dựng ứng dụng và xuất bản thông tin trên Internet mà không có nhà quản lý kiểm duyệt chúng.
Web2 là gì?
Nếu như Web1 được lưu trữ phi tập trung thì Web2 lại ngược lại, Web2 mang tính tập trung, chú trọng đến việc tạo nội dung và phần lớn bị độc quyền bởi các công ty công nghệ lớn, thành công.
Các nhà cung cấp dịch vụ như WordPress và Tumblr cung cấp cho mọi người một nền tảng để tạo nội dung, trong khi các công ty mạng xã hội như Facebook và Twitter cho phép mọi người kết nối và giao tiếp với bất kỳ ai ở bất kỳ đâu trên thế giới. Ngoài ra, truy cập Internet di động và sự phổ biến của điện thoại thông minh cho phép bất kỳ ai cũng có thể xem nội dung một cách dễ dàng.
Các công ty lấy Web2 làm trung tâm đã thu được nhiều lợi ích từ cuộc cách mạng Internet này. Ngoài lợi nhuận, các công ty cũng đã xây dựng một cơ sở dữ liệu lớn về người dùng. Các ông lớn như Google và Facebook đã mua lại các công ty nhỏ hơn, tạo nên mạng lưới trung tâm người dùng và dữ liệu trên toàn cầu.
Những hạn chế của Web2
Mặc dù đang được sử dụng trên toàn cầu, tuy nhiên Web2 cũng đang phơi bày những yếu điểm. Một trong số đó là sự không công bằng trong sở hữu dữ liệu, hầu hết dữ liệu lớn Big Data đang nằm trong tay các gã khổng lồ công nghệ như Google, Facebook,…Để giải quyết những vấn đề này, một số đã đưa ra giải pháp kết hợp các lợi ích của Web1 và Web2: phi tập trung và sự tham gia của người dùng. Và đó cũng là một phần nền móng cho sự hình thành và phát triển công nghệ Web3 trên nền tảng blockchain.
Web3 là gì?
Nếu chúng ta nhìn vào các vấn đề hiện tại của Web2, thì Web3 là bước hợp lý tiếp theo để cải thiện Internet cho người dùng. Bằng cách tận dụng các công nghệ ngang hàng (P2P) như blockchain, thực tế ảo (VR), Internet vạn vật (IoT) và phần mềm nguồn mở, mục đích của Web3 là giảm bớt quyền lực của các công ty Web2 khổng lồ. Với mô hình phi tập trung, người dùng hy vọng có thể lấy lại quyền kiểm soát nội dung và quyền sở hữu dữ liệu của mình.
Các tính năng chính của Web3
- Phi tập trung: Do mục đích của Web3 là giải quyết gốc rễ vấn đề của Web2, tức là tập trung, nên phi tập trung đương nhiên là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của Web3. Bên cạnh việc trả lại quyền kiểm soát dữ liệu cho người dùng, các công ty sẽ phải trả tiền để truy cập dữ liệu của người dùng. Phi tập trung giúp mọi người có thể tiếp cận các khoản thanh toán bằng tiền mã hóa và loại bỏ nhu cầu về các trung gian đắt tiền trong cơ sở hạ tầng thanh toán Web2 truyền thống.
- Không cần cấp quyền: Thay vì một số thực thể lớn kiểm soát sự tham gia hoặc cấm giao tiếp giữa các nền tảng, bất kỳ ai cũng có thể tự do tương tác với những người khác trong Web3.
- Không cần niềm tin: Mạng mà Web3 dựa trên đó sẽ cho phép người dùng tham gia mà không cần tin tưởng bất cứ thứ gì ngoại trừ chính mạng đó.
Tiềm năng của Web3 trong tương lai
Mặc dù đã có những bước phát triển thần tốc trong năm 2021 về các cơ sở hạ tầng như Cloud Storage, Query,…Nhưng phần lớn nhà đầu tư coin vẫn chưa thực sự tin tưởng vào sự thành công của Web3 trong tương lai. Vậy chúng ta hãy cũng xem thử Web3 có gì và nó có thể thay thế được phiên bản WWW hiện tại hay không.
Tính bảo mật
Cơ sở dữ liệu tập trung dễ bị tin tặc tấn công và đánh cắp chính vì thế mà các mô hình lưu trữ dữ liệu phân tán ứng dụng bằng công nghệ blockchain sẽ giúp dữ liệu được an toàn hơn.
Quyền sở hữu dữ liệu thực sự
Do một trong những trọng tâm của Web3 là quyền sở hữu dữ liệu, nên người dùng sẽ giành lại quyền kiểm soát dữ liệu của mình và thậm chí kiếm tiền từ dữ liệu đó nếu họ muốn.
Quyền kiểm soát sự thật
Khi mọi thứ trên mạng không tập trung (Decentralized) thì người dùng sẽ được kiểm duyệt một cách công bằng hơn là tập trung như Web2. Có thể lấy ví dụ về việc tổng thống mỹ Donal Trump bị khóa tài khoản trên mạng xã hội Twitter, dữ liệu tập trung khiến cho mạng xã hội lớn nhất thế giới này có thể làm những gì mà họ muốn mà không cần thông qua bất kỳ ai.
Tự do tài chính
Web3 sẽ trao quyền cho người dùng bằng cách cho phép họ sử dụng, tạo và sở hữu nội dung và dữ liệu của mình. Do Web3 dựa trên công nghệ blockchain, nên người dùng có thể dễ dàng truy cập vào hệ sinh thái hỗ trợ tài chính phi tập trung (DeFi) và các công cụ khác để đạt được tự do tài chính.
Tăng cường tương tác xã hội
Giống như các phiên bản tiền nhiệm, Web3 sẽ tiếp tục kết hợp các công nghệ xuất hiện sau công nghệ blockchain. Ví dụ: thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và trí tuệ nhân tạo (AI) có thể thêm các yếu tố kỹ thuật số vào các ứng dụng Web3 để tăng cường tương tác xã hội online.
Trên đây là những khái quát sơ lược về web nói chung và Web3 nói riêng, hy vọng nó có thể cung cấp thông tin hữu ích cho bạn để ra quyết định đầu tư trong tương lai về các dự án blockchain liên quan đến Web3