Cách hoạt động của hợp đồng thông minh (smart contract)
Smart contract được tự động thực thi hành động và tự giải thích dựa trên các điều kiện định trước được đặt trên hợp đồng. Vì blockchain là công nghệ sổ lệnh phân tán (DLT) cho phép dữ liệu được lưu trữ trên toàn cầu trên các máy chủ khác nhau, nên nó chủ yếu dựa vào các cơ sở dữ liệu này để xác nhận giao dịch. Do đó, các smart contract đang hấp dẫn để loại bỏ chi phí quản lý.
Smart Contract là gì?
Smart Contract (hay còn gọi là hợp đồng thông minh) là các chương trình chạy trên một mạng lưới blockchain. Hợp đồng thông minh cũng giống như một hợp đồng kỹ thuật số bị bắt buộc thực hiện bởi một bộ quy tắc cụ thể (được lập trình sẵn). Các quy tắc này do bộ mã máy tính xác định trước mà tất cả các nút (node) trong mạng đều phải sao chép và thực thi các quy tắc đó.
Về bản chất, Smart Contract chỉ là một đoạn mã được thực thi tự động trên mạng lưới blockchain, cho phép tạo ra các giao thức Permissionless (tức là không cần trao quyền). Cụ thể là:
- Hai bên trong hợp đồng có thể đưa ra các cam kết thông qua blockchain mà không cần phải biết về danh tính hay tin tưởng lẫn nhau.
- Họ có thể đảm bảo rằng nếu các điều kiện của hợp đồng không được thỏa mãn, hợp đồng sẽ không được thực thi.
Ngoài ra, việc sử dụng hợp đồng thông minh loại bỏ nhu cầu đối với các bên trung gian, giúp giảm đáng kể chi phí hoạt động.
Mục đích của smart contract trong Blockchain là gì?
Vì smart contract là một chương trình chạy trên blockchain, nên người dùng sẽ cần gửi các giao dịch đến blockchain để bắt đầu chương trình. Khi các mã được xác định và khóa logic, thì mới có thể chạy chương trình.
Nói chung, mục đích chính của smart contract là đơn giản hóa các giao dịch kinh doanh giữa các bên bằng cách loại bỏ các bên trung gian liên quan đến các quy trình kinh doanh truyền thống. Các hợp đồng này nhằm mục đích giảm sự chậm trễ thanh toán, rủi ro có sai sót và sự phức tạp của một hợp đồng thông thường mà không ảnh hưởng đến tính xác thực và uy tín.
Lợi thế đặc biệt chính là cho phép thực hiện các giao dịch đáng tin cậy mà không cần trung gian.
Smart Contract hoạt động như thế nào?
Nói một cách đơn giản, Smart Contract như một chương trình máy tính được lập trình bởi lập trình viên. Nếu như các chương trình của máy tính được lập trình để chạy trên máy tính thì Smart Contract được lập trình và thực thi trên Blockchain.
Smart Contract Ethereum bao gồm một mã hợp đồng và hai khóa công khai:
- Khóa công khai thứ nhất là khóa do người tạo hợp đồng cung cấp.
- Khóa còn lại đại diện cho chính hợp đồng, khóa này có vai trò như một mã định danh kỹ thuật số duy nhất cho mỗi Smart Contract.
Các đặc điểm của smart contract
Smart contract có một số tính năng nổi trội khiến nó trở nên khác biệt với các giao dịch tài chính khác:
- Quyền tự chủ: Người dùng có toàn quyền kiểm soát thỏa thuận của họ. Bản thân smart contract là một đảm bảo loại trừ khả năng bị can thiệp bởi bất kỳ bên thứ ba nào khác (nhà môi giới, luật sư, công chứng viên, v.v.).
- Bảo mật: Mục đích thiết yếu là đảm bảo an toàn cho các giao dịch. Thông tin được nhập vào chuỗi khối không thể bị xóa hoặc sửa đổi. Ngay cả khi một trong các bên vi phạm các điều khoản của thỏa thuận, thì thỏa thuận vẫn nguyên vẹn.
- Tốc độ: Xử lý tài liệu mất nhiều thời gian nếu được thực hiện theo cách thủ công và điều này làm chậm quá trình hoàn thành nhiệm vụ. Smart contract giảm thiểu sự tham gia của cá nhân và tăng hiệu quả tổng thể.
- Tin cậy: Những người tham gia giao dịch không cần phải tin tưởng lẫn nhau hoặc các bên thứ ba. Mạng phi tập trung cung cấp môi trường đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ mà không gặp sự cố hoặc chậm trễ.
- Hiệu quả về chi phí: Nó có thể loại bỏ chi phí giao dịch quá cao. Và có thể do loại bỏ các trung gian khỏi quy trình và hỗ trợ thỏa thuận.
- Độ chính xác: Quá trình được tự động hóa, do đó khả năng xảy ra sai sót của con người được giảm thiểu đáng kể.
Tại sao một đồng coin lại cần có Smart Contract?
Như đã đề cập ở trên, Smart Contract chính là chìa khóa chính cho sự phát triển của một hệ sinh thái, nó cũng chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tăng giá của các đồng coin của mạng lưới blockchain, ví dụ như đồng ETH của mạng lưới Ethereum, đồng DOT của mạng Polkadot,…
Khi một đồng coin triển khai thành công Smart Contract, các lập trình có thể viết ra các ứng dụng Layer 2 trên mạng lưới của đồng coin đó. Ví dụ như các sàn giao dịch phi tập trung DEX, AMM (Pancakeswap) và rất nhiều các ứng dụng trên Smart Contract khác.
Tất cả các ứng dụng trên mạng lưới đều hoạt động và sử dụng đồng coin chính của mạng lưới (native currency) là phí GAS. Đây cũng là một trong những lý do gây ra sự giảm phát của các đồng coin và là nguyên nhân tăng giá của các đồng coin nền tảng.