Cập nhật Bitcoin Taproot là gì? Taproot sẽ ảnh hưởng thế nào đến giá Bitcoin?
Giới thiệu về thuật ngữ “Taproot” – thay đổi tất yếu của mạng lưới Bitcoin
Taproot là một trong những bản nâng cấp được mong đợi nhất kể từ sau bản cập nhật soft-fork mang tên SegWit năm 2017. Mục đích của bản nâng cấp Taproot là thay đổi cách thức hoạt động của các tập lệnh của Bitcoin nhằm cải thiện tính riêng tư và khả năng mở rộng cũng như tính bảo mật. Điều này được thực hiện với một bản nâng cấp liên quan có tên gọi là chữ ký Schnorr.
Có một vấn đề mà từ nhiều năm qua cộng đồng Bitcoin luôn nhắc đến đó là quyền riêng tư. Với việc Bitcoin chạy trên một mạng lưới blockchain công khai, bất kỳ ai cũng có thể theo dõi các giao dịch xảy ra trên đó. Đối với một số người, đó là một vấn đề lớn. Đặc biệt là các quỹ đầu tư, tổ chức lớn – những người mà không bao giờ họ muốn các nhà đầu tư khác theo dõi được động thái của mình.
Trước đây, người dùng có thể tăng khả năng ẩn danh thông qua các kỹ thuật như trộn coin (coinjoin/coin mixing) nghĩa là yêu cầu nhiều bên tham gia cùng ký kết một thỏa thuận để trộn tiền của họ khi tham gia vào các giao dịch Bitcoin riêng biệt. Điều này khiến cho các công cụ phân tích on-chain khó xác định ai đang thực hiện một giao dịch. Tuy nhiên, việc này không thể biến mạng lưới Bitcoin trở thành một mạng có tính riêng tư mà chỉ là một giải pháp tạm thời. Mặc dù Taproot không hoàn toàn làm được điều đó, nhưng nó có thể giúp tăng tính ẩn danh trên mạng.
Việc nâng cấp Taproot đã được dự đoán rộng rãi như một bước quan trọng đầu tiên để giải quyết vấn đề thiếu quyền riêng tư của bitcoin và các mối quan tâm liên quan khác. Nhưng Taproot là gì và nó sẽ mang lại lợi ích cho bitcoin như thế nào?
Cập nhật Taproot là gì?
Đề xuất cập nhật Taproot lần đầu được nhà phát triển Bitcoin Core, Greg Maxwell công bố vào tháng 1 năm 2018. Đến tháng 10 năm 2020, Taproot đã được xác nhập vào thư viện Bitcoin Core sau yêu cầu do Pieter Wuille tạo ra. Để bản nâng cấp được triển khai đầy đủ, các thợ đào phải áp dụng quy tắc đồng thuận mới của Taproot. Phụ thuộc vào cách thức diễn ra của quá trình này, việc kích hoạt có thể sẽ mất vài tháng.
Taproot là một giải pháp nhằm kết hợp các ưu điểm của Merkelized Abstract Syntax Tree (MAST) và sơ đồ chữ ký Schnorr để ít thông tin bị tiết lộ hơn sau khi giao dịch Bitcoin diễn ra.
Nhìn chung, cập nhật Taproot góp phần làm giảm dung lượng lưu trữ và có thể gián tiếp giảm phí cho các loại giao dịch này. Ngoài ra, về lâu dài, khi việc sử dụng nó trở nên phổ biến, Taproot có thể cải thiện đáng kể quyền riêng tư cho người dùng Lightning và người dùng đa chữ ký. Có nghĩa là khi mạng Lightning Network được áp dụng khi đó sẽ có vô số giao dịch riêng tư sẽ được diễn ra trên tầng hai và sau đó được xử lý một lần một và chép vào sổ cái chính của blockchain bitcoin, Taproot giúp khá nhiều ở việc bảo mật các thông tin và đường đi của các giao dịch riêng tư trên mạng lưới Lightning Network ⚡️ từ đó giúp tránh được các nhà quan sát blockchain tra cứu được họ.
Taproot là một soft fork (khác với harkfork – một cập nhật sẽ tạo ra một chuỗi hoàn toàn mới hay còn gọi một cách dân dã là tạo ra con cháu của Bitcoin) , giúp cải thiện các tập lệnh của Bitcoin để tăng tính riêng tư và cải thiện yếu tố khác liên quan đến giao dịch phức tạp. Các giao dịch trên mạng bitcoin có thể sử dụng những tính năng khác nhau khiến chúng phức tạp hơn, như bản phát hành khóa thời gian, yêu cầu đa chữ ký và những tính năng khác.
Nếu không có Taproot, bất kỳ ai cũng có thể quan sát được các giao dịch diễn ra trên mạng lưới blockchain của Bitcoin. Tuy nhiên, bản nâng cấp Taproot sẽ giúp người dùng “che giấu” tất cả các phần chuyển động của giao dịch Bitcoin. Đây chính là điều mà đa số người dùng trong mạng lưới Bitcoin mong chờ lâu nay.
- Bitcoin Spot ETF là gì? Tiềm năng ra sao đối với thị trường Crypto
- Bitcoin Dominance là gì? tại sao đầu tư altcoin cần phải biết điều này?
- Công nghệ Blockchain là gì? Ứng dụng Blockchain trong tương lai
- Hướng dẫn cách mua Bitcoin trên Remitano mới nhất và an toàn nhất
- Hướng dẫn tham gia thị trường tiền điện tử cho người mới bắt đầu
Giải thích về cách vận hành của Taproot
Giả sử có một giao dịch có hot key, khóa bên thứ 3 đáng tin cậy và khóa dự phòng khẩn cấp ví lạnh. Thông thường, người dùng sẽ cần sử dụng cả ba khóa cũng như hai chữ ký được sử dụng để thực hiện một giao dịch.
Tuy nhiên, thay vì đầu vào yêu cầu chữ ký riêng lẻ, bản nâng cấp này được đề xuất sẽ tổng hợp các khóa này thành một chữ ký Schnorr duy nhất, sau đó sẽ được sử dụng để xác thực khóa đầu ra Taproot. Điều này sẽ giúp giảm kích cỡ tập lệnh cũng như góp phần giảm chi phí giao dịch trên mạng lưới.
Chữ ký Schnorr là gì?
Chữ ký Schnorr bao gồm một sơ đồ chữ ký mật mã được nhà toán học và mật mã học người Đức Claus Schnorr phát triển. Mặc dù Schnorr đã bảo vệ thuật toán của mình theo bằng sáng chế trong nhiều năm nhưng bằng sáng chế chính thức hết hạn vào năm 2008. Trong số rất nhiều lợi ích, chữ ký Schnorr chủ yếu được biết đến vì tính đơn giản và hiệu quả trong việc tạo chữ ký ngắn.
Sơ đồ chữ ký được Satoshi Nakamoto (người tạo ra Bitcoin) chấp nhận là Thuật toán chữ ký kỹ thuật số đường cong Elliptic (ECDSA). Lựa chọn ECDSA thay vì thuật toán chữ ký Schnorr là do nó đã được sử dụng rộng rãi, được hiểu rõ, an toàn, nhỏ gọn và là mã nguồn mở.
Tuy nhiên, sự phát triển của Sơ đồ chữ ký kỹ thuật số Schnorr (SDSS) có thể là điểm khởi đầu của thế hệ chữ ký mới cho Bitcoin và các mạng blockchain khác.
Một trong những ưu điểm chính của chữ ký Schnorr đó là chúng có thể lấy được nhiều khóa bên trong một giao dịch Bitcoin phức tạp và tạo ra một chữ ký đặc biệt duy nhất. Điều này có nghĩa rằng, các chữ ký từ nhiều bên tham gia giao dịch có thể được “tổng hợp” thành một chữ ký Schnorr duy nhất. Đây chính là tổng hợp chữ ký.
Cập nhật Taproot có làm ảnh hưởng tới giá Bitcoin không?
Như đã đề cập ở trên, bản cập nhật Taproot kèm chữ ký Schnorr chỉ là một soft fork, tuy nhiên so với bản cập nhật SegWit năm 2017 thì nó được ủng hộ nhiều hơn bởi các thợ đào Bitcoin. Các tính năng mà Taproot đem lại cũng là sự mong đợi của đa số người dùng trong mạng lưới. Điều này có thể ảnh hưởng tích cực đến giá cả của Bitcoin trong dài hạn.
Ngoài ra, bản cập nhật này được diễn ra vào đúng thời điểm được coin là “Bitcoin season” – một thời điểm mà dòng tiền được đổ vào Bitcoin luôn chiếm ưu thế hơn so với toàn bộ altcoin khác trong thị trường tiền điện tử.