Trong gian đoạn mới nở rộ của tiền điện tử, chúng ta chắc hẳn đã nghe nhiều đến margin trading trên các sàn giao dịch nổi tiếng thời bấy giờ như Poloniex, Bitfinex,…Tuy nhiên giao dịch margin truyền thống này hiện tại đã trở nên ít phổ biến với các trader, thay vào đó là một kiểu giao dịch mang tên hợp đồng tương lai vĩnh cửu (Perpeptual Contract).

Giao dịch hợp đồng tương lai vĩnh cửu thị trường tiền mã hóa hiện tại được hỗ trợ bởi đa số các sàn coin thuần như Binance, Okex, Huobi,…Ngoài ra còn một số sàn giao dịch chuyên giành cho hợp đồng tương lai như Bybit, Bitmex,Letmetrade,…

Hợp đồng tương lai là gì ?

Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận mua hoặc bán một loại hàng hóa, tiền tệ hoặc một công cụ khác ở một mức giá được xác định trước, tại một thời điểm xác định trong tương lai.

Khác với thị trường giao ngay truyền thống, các giao dịch trong thị trường tương lai không được ‘quyết toán’ ngay lập tức. Thay vào đó, hai bên đối tác sẽ giao dịch một hợp đồng, hợp đồng này xác định ngày quyết toán trong tương lai. Ngoài ra, thị trường tương lai không cho phép người giao dịch mua hoặc bán trực tiếp tài sản kỹ thuật số hoặc hàng hóa. Thay vào đó, họ chỉ có thể giao dịch đại diện dưới dạng hợp đồng của các hoạt động mua và bán đó, và việc giao dịch tài sản (hoặc tiền mặt) thực tế sẽ xảy ra trong tương lai – vào ngày hợp đồng được thực hiện.

Hãy lấy một ví dụ đơn giản về hợp đồng tương lai của một mặt hàng vật chất như lúa mì hoặc vàng. Ở một số thị trường tương lai truyền thống, các hợp đồng này được đánh dấu để giao hàng, nghĩa là có một sự giao nhận hàng hóa trên thực tế. Do đó, vàng hoặc lúa mì phải được lưu trữ và vận chuyển, điều này tạo ra chi phí bổ sung (được gọi là chi phí vận chuyển). Tuy nhiên, nhiều thị trường tương lai hiện nay cho phép quyết toán bằng tiền mặt, nghĩa là hợp đồng được quyết toán bằng giá trị tiền mặt tương đương (không có sự trao đổi hàng hóa trên thực tế).
Ngoài ra, giá vàng hoặc lúa mì trong thị trường tương lai có thể thay đổi phụ thuộc vào thời hạn hợp đồng cho đến ngày quyết toán. Thời hạn hợp đồng càng dài, chi phí vận chuyển càng cao thì sự không chắc chắn về giá trong tương lai càng lớn và khoảng cách giá tiềm năng giữa thị trường giao ngay và thị trường tương lai càng lớn.

Hợp đồng tương lai vĩnh cửu (Perpeptual Contract) là gì ?

Hợp đồng tương lai vĩnh cửu (Perpeptual Contract) là một loại hợp đồng tương lai đặc biệt, nhưng khác với hợp đồng tương lai truyền thống, nó không có ngày đáo hạn. Vì vậy, người ta có thể giữ một vị thế bao lâu tùy thích và sẽ lựa chọn đóng vị thế bất cứ lúc nào mà trader muốn.

Vì lý do không giớn hạn ngày quyết toán nên hợp đồng vĩnh cửu thường được giao dịch ở mức giá tương đương hoặc gần giống với thị trường giao ngay. Đó là lý do tại sao chúng ta thấy giá khi giao dịch hợp đồng tương lai vĩnh cửu của Bitcoin sẽ gần sát với giá giao dịch Spot của Bitcoin.

Hy vọng với những giải thích ngắn gọn như vậy có thể giúp anh em hiểu được Perpeptual Contract là gì ?

Các thuật ngữ cần biết khi giao dịch hợp đồng tương lai vĩnh cửu

  • Positions (Vị Thế): Có hai vị thế trong giao dịch hợp đồng tương lai, người mua hợp đồng gọi là LONG, người bán khống hợp đồng gọi là SHORT.
  • Margin (Tiền kỹ quỹ ban đầu): Ký quỹ ban đầu là giá trị tối thiểu bạn phải trả để mở vị thế có đòn bẩy. Ví dụ, bạn có thể mua 1 BTC (1BTC=10.000$) với ký quỹ ban đầu là 1000$ (với mức đòn bẩy gấp 10 lần). Vì vậy, mức ký quỹ ban đầu của bạn sẽ là 10% trên tổng giá trị của vị thế. Ký quỹ ban đầu là khoản tiền để hỗ trợ cho vị trí đòn bẩy của bạn, đóng vai trò là tài sản thế chấp.
  • Futures Balance – Margin Balance (Tài khoản Futures): là tổng tiền bạn có trong ví Futures.
  • Maintaining Margin (Mức ký quỹ duy trì): là số tiền tối thiểu trong ví Futures bạn cần có để duy trì vị thế đang mở của mình.
  • Margin Ratio: tỉ lệ này càng thấp thì vị thế của bạn càng an toàn, tỉ lệ này càng cao thì vị thế của bạn sẽ càng rủi ro và sẽ bị thanh lý khi đạt 100%. Nếu tài khoản Futures của bạn giảm xuống dưới mức này, bạn sẽ nhận được Margin Call (yêu cầu bạn thêm tiền vào tài khoản của mình) hoặc tài khoản của bạn sẽ bị thanh lý. Hầu hết các sàn giao dịch tiền mã hóa sẽ chọn phương án thứ hai. Margin Ratio được tính theo công thức : Margin Ratio = Maintainance Margin/Margin Balance.
  • Liquidation (thanh lý): Nếu giá trị của tài sản thế chấp của bạn giảm xuống dưới mức ký quỹ duy trì, tài khoản tương lai của bạn có thể bị thanh lý.
  • Funding Rate:  Khi funding rate cao hơn 0 (dương), các nhà giao dịch LONG (người mua hợp đồng) phải trả tiền cho nhà giao SHORT (người bán hợp đồng). Ngược lại, khi funding rate âm, các nhà giao dịch SHORT phải trả tiền cho nhà giao dịch LONG.
  • PnL: PnL là viết tắt của lãi và lỗ, là con số ước tính mức lời/lỗ của vị thế đang mở tại thời điểm hiện tại.
  • Leverage (Đòn bẩy): là con số chỉ mức tiền vay của bạn để mở một vị thế, đòn bảy càng cao thì bạn vay càng được nhiều tiền và càng rủi ro hơn. Sàn Binance có hai cách sử dụng đòn bẩy là Cross và Isolated mình sẽ giải thích sau.

Hướng dẫn giao dịch hợp đồng tương lai sàn Binance

Hiện tại có rất nhiều sàn hỗ trợ giao dịch hợp đồng tương lai vĩnh cửu Perpeptual Contract, tuy nhiên mình sẽ chọn sàn Binance để làm hướng dẫn vì dù sao đây cũng là sàn được anh em sử dụng nhiều nhất hiện tại.

Kích hoạt ví Future sàn Binance

Nếu bạn chưa giao dịch hợp đồng tương lai trước đó, bạn cần phải kích hoạt ví Future bằng cách truy cập vào giao diện quản lý ví Future và đồng ý điều khoản khi được hỏi.

Kích hoạt ví Futures sàn Binance để giao dịch hợp đồng tương lai

Kích hoạt ví Futures sàn Binance để giao dịch hợp đồng tương lai

Chuyển tiền vào ví Future

Từ giao diện quản lý ví, chọn Transfer, sau đó chọn ví nguồn muốn chuyển tiền, chọn ví đích là USD-M Futures, chọn số tiền và nhấn Confirm.

Nạp tiền vào ví Futures

Nạp tiền vào ví Futures

Nạp USDT vào ví Futures

Nạp USDT vào ví Futures

Truy cập giao diện trade Futures sàn Binance

Từ menu chính chọn mục Derivatives (phái sinh), và chọn USD-M Futures (mục đầu tiên). Tại đây mặc định sàn sẽ hiển thị cặp trade BTCUSDT Perpeptual. Để chọn các cặp trade khác được hỗ trợ, bạn chỉ cần click vào BTCUSDT Perpeptual ở phía góc trái màn hình để chọn coin khác.

Chế độ margin Cross và Isolated sàn Binance

Chắc chắn anh em khi mới bắt đầu sẽ thắc mắc Cross Margin và Isolated Margin sàn Binance khác nhau như thế nào ? hay nên sử dụng Cross mode hay Isolated mode.

Để thay đổi chế độ margin và đòn bảy chúng ta chọn ở phía góc trái màn hình giao diện Perpeptual Contract.

Chọn chế độ margin và điều chỉnh đòn bảy

Chọn chế độ margin và điều chỉnh đòn bảy

Cross Margin Mode giao dịch Futures sàn Binance

Khi sử dụng Cross Margin để giao dịch hợp đồng tương lai, thì toàn bộ vị thế sẽ sử dụng chung tài khoản Futures là tiền thế chấp. Khi tài khoản không đủ mức ký quỹ duy trì, toàn bộ vị thế sẽ bị thanh lý.

Khi sử dụng Cross margin, việc chúng ta chọn đòn bẩy bao nhiêu cũng không ý nghĩa gì mà khối lượng vào lệnh mới là quan trọng. Chúng ta sử dụng đòn bẩy cao thì tiền ký quỹ sẽ ít lại, sử dụng đòn bẩy thấp thì tiền ký quỹ sẽ tăng lên cho cùng một khối lượng vào lệnh. Lý do là khi sử dụng Cross mode, chúng ta đang sử dụng toàn bộ tài khoản Future để thế chấp, nên tiền ký quỹ bao nhiêu cho từng vị thế không còn quan trọng.

Ví dụ mình có ý định Long 1 BTC ở giá 10.000$, nếu mình điều chỉnh đòn bẩy thành 100x thì tiền ký quỹ (margin) sẽ là 10$, nếu mình để đòn bảy là 10x thì tiền ký quỹ (margin) sẽ là 100$. Tuy nhiên con số 10$ hay 100$ ở chế độ cross margin chỉ mang tính thủ tục mà thôi. Tùy vào mức độ rủi ro cho tài khoản và điểm stoploss mà bạn phải tính được khối lượng vào lệnh ở chế độ Cross Margin.

Khi sử dụng Cross mode, việc đặt Stoploss rất quan trọng, nếu không tính toán mức stoploss cho từng vị thế thì toàn bộ tài khoản của chúng ta sẽ bị đe dọa. Bản chất của Cross mode là stoploss bằng cả tài khoản cho nên đòi hỏi chúng ta phải quản lý rủi ro một cách cẩn trọng cho từng vị thế.

Có thể bạn quan tâm

Isolated Margin Mode giao dịch Futures sàn Binance

Khác với chế độ Cross, Isolated Mode không sử dụng chung tài khoản Future cho các vị thế mà tiền ký quỹ được sử dụng một cách độc lập cho từng vị thế. Ở trường hợp này thì việc tính toán sử dụng đòn bảy bao nhiêu lại rất quan trọng. Vì lúc này số tiền ký quỹ (margin) vào từng vị thế là số tiền chúng ta xác định sẽ mất chứ không phải rủi ro toàn bộ tài khoản Future nữa.

Với chế độ Isolated, khi sử dụng đòn bảy cao, tiền ký quỹ chúng ta thế chấp cho 1 vị thế sẽ thấp tuy nhiên sử dụng đòn bảy càng cao vị thế của chúng ta càng dễ bị thanh lý. Lý do là vì giá thanh lý sẽ rất gần nếu chúng ta sử dụng đòn bảy cao. Không giống như Cross mode, chúng ta thế chấp cả tài khoản nên giá thanh lý thường sẽ ở rất xa.

Với chế độ Isolated, điểm stoploss của vị thế chính là điểm thanh lý.

Nên sử dụng Cross mode hay Isolated mode trên Binance Futures

Cá nhân mình thấy việc sử dụng chế độ Cross sẽ dễ dàng khi vào lệnh, không cần phải tính toán đòn bẩy khi vào lệnh mà chỉ cần tính toán khối lượng vào lệnh. Tuy nhiên để bạn hãy chắc chắn mình là một trader kỷ luật khi sử dụng Cross nhé. Nếu không stoploss cẩn thận thì tài khoản Future sẽ rất dễ bay màu đó.

Khi sử dụng Isolated Mode thì bạn phải xác định trước số tiền ký quỹ chính là số tiền xác định sẽ mất. Nên yêu cầu bạn phải tính toán đòn bảy để sao cho điểm Stoploss của giá chính bằng điểm thanh lý của vị thế.

Cách vào lệnh giao dịch hợp đồng tương lai Binance Futures

Ở ví dụ này mình sẽ sử dụng chế độ Cross Margin để vào lệnh

Cách mở vị thế Long (mua)

Nhận thấy giá Bitcoin sẽ tăng trong thời gian tới nên mình sẽ đánh một lệnh LONG ở giá 59848.60, vì mình dùng Cross nên mình chỉ quan tâm đến khối lượng vào lệnh thôi, ở đây mình chọn khối lượng là 2 BTC. Sau đó tiền ký quỹ sẽ tự động tính dựa theo đòn bẩy mình đang chọn, tuy nhiên số tiền ký quỹ này không có ý nghĩa gì vì mình dùng Cross thì nghĩa là đang ký quỹ toàn bộ tài khoản rồi.

Vào lệnh long

Vào lệnh long

Mình tích TP/SL để đặt giá chốt lời và dừng lỗ cho vị thế này sau đó nhấn Buy/Long. Như đã nói ở trên, khi sử dụng Cross mode là mình phải đặt SL ngay khi vào lệnh cho ăn chắc.

Bạn có thể đặt Stoploss sử dụng checkbox TP/SL ngay khi mở lệnh hoặc có thể đặt Stoploss sau thông qua lệnh Stop market và chỉ giảm (Reduce-Only). Lệnh Reduce-Only sẽ chỉ có hiệu lực để đóng vị thế trước đó của bạn mà không có hiệu lực mở một vị thế mới. Giả sử bạn đã mở vị thế LONG trước đó và sử dụng một lệnh Short/sell ở chế độ Reduce-Only, lúc này lệnh Sell sẽ là một lệnh stoploss (bán lỗ).

Chúng ta cần chuyển kiểu lệnh sang Stop market, chọn giá dừng lỗ, và khối lượng (bằng hoặc nhỏ hơn khối lượng của vị thế đang mở). Ví dụ khối lượng ở lệnh Long của mình là 2 BTC, giờ mình có thể Stoploss 1 BTC hoặc 2 BTC (đóng toàn bộ). Tiếp theo nhớ kiểm tra Reduce-Only đã được chọn và nhấn Sell/short để đặt lệnh Stoploss.

Đặt stoploss trên Binance Futures

Đặt stoploss trên Binance Futures

Đây là kết quả sau một thời gian vào lệnh, giá đi đúng kỳ vọng nên vị thế của mình đang có lời

Vị thế long có lời

Vị thế long có lời

Cách mở vị thế Short (bán khống)

Nhận thấy giá có thể giảm, mình quyết định đánh 1 lệnh short. Các thông số tương tự mình sử dụng cho lệnh Long, nếu giá Bitcoin tăng lên 65000$ mình sẽ đóng vị thế với một mức lỗ.

Vào lệnh bán khống Bitcoin

Vào lệnh bán khống Bitcoin

Nếu bạn đang chọn Isolated mode, hãy cân nhắc đòn mức đòn bẩy phù hợp để tính toán tiền rủi ro cho ký quỹ. Ngoài ra, để khóa lợi nhuận cho vị thế đã có lời hãy cân nhắc sử dụng lệnh Trailing Stoploss trên Binance.